Bước vào cuộc sống hôn nhân là bước vào một chặng đường dài đầy gian nan và thử thách. Vậy bạn đã biết “8 bí quyết tích lũy tài chính hiệu quả giúp các cặp đôi mới cưới tận hưởng hôn nhân hạnh phúc” dưới đây chưa?
Rõ ràng, hôn nhân luôn là quyết định đầy hấp dẫn nhưng cũng gây ra không ít căng thẳng cho các cặp vợ chồng, đặc biệt là với những cặp đôi mới cưới.
Dù rằng trước đó khi còn độc thân, mỗi người lại có một nguyên tắc sống khác nhau hoặc cho dù bạn có 20 hay 80 tuổi đi chăng nữa thì việc áp dụng “8 bí quyết tích lũy tài chính hiệu quả giúp các cặp đôi mới cưới tận hưởng hôn nhân hạnh phúc” dưới đây vẫn hoàn toàn phù hợp.
1.Tính toàn kỹ lưỡng tổng giá trị tài sản ròng
Việc tính toán giá trị tài sản chung của cả hai sau khi kết hôn là việc làm đầu tiên mà bạn và người bạn đời của mình cần phải ưu tiên hàng đầu. Điều này sẽ giúp hai bạn có được một cái nhìn tổng quát nhất về giá trị tài sản sở hữu hiện có cũng như các khoản nợ, tín dụng cần phải trả trong tương lai.
Việc nắm được giá trị tài sản bên cạnh các khoản nợ phải trả sẽ giúp gia đình bạn luôn có được kế hoạch chi tiêu phù hợp nhất cũng như tích lũy được khối lượng tài sản nhiều nhất trong tương lai.
2. Lên phương án và cân nhắc các mục tiêu tài chính
Thiết lập mục tiêu tài chính (bao gồm các khoản thu, chi) là một việc làm vô cùng quan trọng với các cặp đôi mới cưới. Bởi bước chuyển giao giữa cuộc sống độc thân và hôn nhân sẽ đòi hỏi bạn phải chi tiêu gấp đôi, thậm chí là gấp ba lần khoản chi trong thời còn son rỗi.
Bởi vậy, hãy cùng ngồi lại với người bạn đời của mình để cùng nhau xây dựng mục tiêu tương lai của cả hai như những dự định mua nhà, mua xe hay hai bạn sẽ sinh 1 hay 2 đứa con?…
Bạn cũng nên chú ý thiết lập mục tiêu cụ thể theo nguyên tắc SMART (Specific – cụ thể; Measurable – đo lường được; Attainable: có thể đạt được; Relevant – thực tế; Time-bound – thời gian hoàn thành). Bởi điều này sẽ giúp hai bạn dễ dàng định lượng và xác định được mức độ hoàn thành mục tiêu của mình trong tương lai.
Đặc biệt, sau khi hoàn thành bất cứ một mục tiêu tài chính nào, hãy cùng chuẩn bị bắt tay ngay vào việc đạt được những mục tiêu tiếp theo.
3. Xây dựng các khoản ngân sách chung của cả hai vợ chồng
Việc thiết lập được ngân sách chung sẽ giúp hai vợ chồng bạn có thể dễ dàng ứng phó được với những thay đổi bất ngờ của cuộc sống. Nếu bạn cảm thấy khó khăn và không biết nên bắt đầu từ đâu trong việc hoạch định này thì hãy nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia hay các tư vấn viên tài chính.
Với những khoản tiền tiết kiệm dư ra mà chưa có phương án sử dụng thì hãy tham khảo ý kiến của người còn lại để xem mình nên chi tiêu khoản tiền đó ra sao cho hợp lý nhất nhé!
4. Thiết lập cơ chế quản lý tài chính hiệu quả cho gia đình
Sau 3 lưu ý phía trên thì hiện tại bạn đã có được một cái nhìn toàn diện vệ tình hình tài chính chung của cả 2 vợ chồng cũng như hai bạn đã cùng nhau có được sự thống nhất chung về mục tiêu hay ngân sách.
Do đó, để hoàn thiện hơn, hãy tìm hiểu và thiết lập cho gia đình mình một cơ chế quản lý tài chính phù hợp như: trả hóa đơn chung bằng tài khoản nào? Liệu hai bạn sẽ cùng nhau tiết kiệm một tài khoản ngân hàng chùng hay vẫn tách riêng biệt? Khoản tiết kiệm được tích lũy qua kênh nào: gửi Ngân hàng, mua vàng hay tham gia Bảo Hiểm? Và ai sẽ là người đứng ra giao dịch chính cho các khoản tiết kiệm đó?
5. Xem xét và lựa chọn chế độ Bảo Hiểm phù hợp
Chẳng ai có thể chắc chắn mình sẽ luôn khỏe mạnh trong suốt thời gian kể từ giờ cho tới khi về hưu, đặc biệt khi giờ bạn đã có một gia đình nhỏ và đi cùng với đó là hàng loạt những trách nhiệm với vợ/chồng, con cái…
Bởi vậy, việc sở hữu một hợp đồng Bảo Hiểm Nhân Thọ bên cạnh Bảo Hiểm Xã Hội, Bảo Hiểm Y Tế hay Bảo Hiểm Tài Sản… sẽ giúp bạn và người thân hoàn toàn yên tâm trước bất cứ một rủi ro không hứa trước nào của cuộc sống.
Rõ ràng, bạn sẽ biết nên chọn giữa việc ra khơi với hai bàn tay trắng hay ra khơi với một chiếc phao cứu sinh phải không?
6. Lập di chúc hoặc cập nhật nó nếu bạn đã sẵn có
Di chúc hay còn gọi là tài sản thừa kế sẽ giúp những người thân yêu của bạn không rơi vào cảnh lao đao dù trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào của cuộc sống.
Bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của luật sư để lập một bản di chúc cho mình hoặc có thể nhờ các công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ giúp bạn thiết lập người thụ hưởng cho hợp đồng Bảo Hiểm của mình.
Đừng đợi tới ngưỡng tuổi già mới học cách tiết kiệm, tích lũy hay lập di chúc cho những người bạn thương yêu. Bởi ngày hôm qua sẽ chẳng bao giờ quay lại, ngày mai chắc gì đã tới, do vậy, chỉ có hôm nay mới là ngày tốt nhất!!!
Vậy thời điểm nào tốt nhất để tham gia Bảo Hiểm Nhân Thọ?
Chúc bạn và gia đình luôn sở hữu được một kế hoạch tài chính bền vững dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào!
Mọi hỗ trợ cần thiết liên quan tới Bảo Hiểm, vui lòng liên hệ Hotline 0966 725 369 để được tư vấn kỹ hơn. Trân trọng!
Nghiêm Ngọc Hương
Founder & CEO Tín đồ Bảo Hiểm
XEM THÊM