Hiểu rõ các giai đoạn phát triển và trưởng thành của bé để con luôn lớn khôn khỏe mạnh

Chăm sóc con trẻ chưa bao giờ là câu chuyện dễ dàng, đặc biệt với những bậc phụ huynh lần đầu được làm cha, làm mẹ. Bởi vậy, bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ các giai đoạn phát triển và trưởng thành của bé để con luôn lớn khôn khỏe mạnh.

1. Thời kỳ mang thai

quy trinh truong thanh cua thai nhi
Một thời kỳ mang thai trung bình kéo dài khoảng 40 tuần.

Một thai kỳ điển hình kéo dài trong vòng 40 tuần được chia làm 03 giai đoạn mỗi giai đoạn được phân chia như sau:

  • 3 tháng đầu: từ khi thụ thai đến khoảng tuần 12 thai kỳ
  • 3 tháng giữa: tuần từ 13 đến 27 thai kỳ
  • 3 tháng cuối: tuần từ 28 thai kỳ đến khi em bé chào đời

Ba tháng đầu

Thai nhi 4 tuần: Phôi thai

  • Hệ thần kinh (não và tủy sống) bắt đầu hình thành
  • Trái tim cũng đã xuất hiện
  • Chồi chân và tay bắt đầu phát triển
  • Em bé lúc này là 1 phôi thai, dài khoảng 0,1 cm

Thai nhi 8 tuần: Phôi thai phát triển thành thai nhi

  • Tất cả các cơ quan chính đã hình thành
  • Trái tim đã có những nhịp đập rõ ràng
  • Cánh tay và chân mọc dài hơn
  • Ngón chân và ngón tay bắt đầu hình thành
  • Cơ quan sinh dục có mặt
  • Các bộ phận trên mặt bắt đầu phát triển các chức năng của chúng

Thai nhi 12 tuần: Tăng trưởng chậm lại

  • Các dây thần kinh và cơ bắp bắt đầu phối hợp làm việc với nhau và em bé đã có thể nắm tay
  • Cơ quan sinh dục đã phát triển ra bên ngoài và qua siêu âm bạn có thể biết đó là bé trai hay bé gái
  • Mí mắt để bảo vệ đôi mắt đang phát triển
  • Mắt bé sẽ nhắm cho đến tuần 28 thai kỳ
  • Quá trình tăng trưởng của bé chậm lại, chỉ dài khoảng 7,6 cm và nặng 0,02 kg

Ba tháng giữa

Thai nhi 16 tuần: Tiếp tục phát triển

  • Các hệ thống xương và da tiếp tục hình thành
  • Phân su phát triển trong đường ruột của bé
  • Em bé bắt đầu những phản xạ mút đầu tiên ở miệng
  • Thai nhi dài khoảng 10-13 cm và nặng khoảng 0,15 kg

Thai nhi 20 tuần

  • Em bé chuyển động mạnh mẽ hơn và mẹ có thể cảm nhận rõ ràng
  • Bé được bao phủ bằng một lớp lông tơ mỏng
  • Lông mày, lông mi, móng tay, móng chân đã hình thành. Thậm chí thai nhi có thể là xước cơ thể mình
  • Thai nhi có thể nghe được âm thanh và nuốt nước ối
  • Bé dài khoảng 15 cm và nặng 0,25 kg

Thai nhi 24 tuần

  • Tủy xương phát triển để hình thành các tế bào máu
  • Bé đã có vị giác
  • Dấu vân chân và tay của bé đã hình thành
  • Tóc đã mọc trên đầu
  • Phổi được hình thành nhưng chưa hoạt động
  • Em bé có những chu kỳ giấc ngủ liên tục
  • Nếu em bé là một bé trai, tinh hoàn đã đi vào trong bìu. Còn nếu đó là một bé gái, tử cung và buồng trứng cũng đã có sẵn và nguồn trứng cũng đủ cung cấp cho cả cuộc đời sau này.
  • Em bé đang lưu trữ chất béo, nặng khoảng 0,6 -0,7 kg và dài khoảng 30 cm

Ba tháng cuối

Thai nhi 32 tuần

  • Xương bé rất mềm nhưng đã hình thành đầy đủ
  • Chuyển động mạnh mẽ hơn
  • Đôi mắt có thể mở và đóng thường xuyên
  • Phổi chưa hoạt động nhưng bé đã có những bài thực hành thở
  • Cơ thể của bé bắt đầu lưu trữ các khoáng chất quan trọng như sắt, canxi
  • Lông tơ bắt đầu rụng
  • Em bé sẽ tăng khoảng 0,2 kg/tuần, nặng khoảng 1,8-2,2kg và dài khoảng 40 cm

Thai nhi 36 tuần

  • Các lớp sáp bảo vệ cơ thể dày hơn
  • Lượng mỡ trong cơ thể tăng lên
  • Em bé lớn hơn nên sẽ có ít không gian để di chuyển vì vậy sẽ ít chuyển động hơn
  • Bé dài khoảng 45 cm và nặng 2,7 -3kg

Thai nhi 40 tuần

  • Đến tuần 37 thai kỳ, em bé được coi là đủ ngày tháng để chào đời
  • Các cơ quan của bé đã hoạt động hoàn thiện như một em bé sơ sinh bình thường
  • Em bé quay đầu xuống dưới để dễ dàng chào đời
  • Cân nặng trung bình khi chào đời của bé khoảng 3-3,2kg và chiều dài trung bình là 50 cm. Tuy nhiên, cũng có những em bé lơn hơn hoặc nhỏ hơn mức trung bình một chút.

Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ trong giai đoạn này

  • Mẹ ăn 3-5 bữa trong một ngày, ăn đủ các nhóm thức ăn. Không kiêng cữ một loại thực phẩm nào
  • Từ tháng thứ 6 trở đi nên ăn thêm 1 bữa hoặc ăn thêm 1 chén trong một bữa
  • Nên ăn nhiều thực phẩm có chất đạm tốt như thịt, cá, trứng, sữa (300ml/ngày)
  • Uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh tránh táo bón và cung cấp vitamin cho bào thai

2. Giai đoạn nuôi con

Làm mẹ là thiên chức vô cùng cao cả.

Giai đoạn sơ sinh: từ lúc sinh ra tới khi bé được 30 ngày

Đặc điểm:

  • Cân nặng: Trẻ bình thường, mỗi ngày trung bình trẻ tăng 15gram, mỗi tháng trong quý đầu ít nhất là 600gram. Trung bình một tháng bé nặng từ 3500kg – 4500kg.
  • Chiều cao tăng khoảng 2cm (lúc 1 tháng trẻ cao từ 48-52 cm)

Hệ tiêu hóa: Niêm mạc đường tiêu hóa chưa hoàn thiện. Chưa có men tiêu bột. Thức ăn duy nhất của bé là sữa mẹ hoặc sữa thay thế. Trẻ biết bú mẹ ngay từ khi sinh ra.

Cách nuôi:

Trẻ có sữa mẹ: Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp tối ưu cho sự phát triển của trẻ, vì sữa mẹ là chất dinh dưỡng duy nhất thỏa mãn nhu cầu phát triển và phù hợp với sinh lý của cơ thể trẻ.

Cách cho bú:

  • Bú mẹ ngay sau khi sanh (30 phút – 1 giờ) để tận dụng nguồn sữa non và các chất kháng khuẩn
  • Bé mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu: không cho trẻ uống nước, không rơ lưỡi, không uống nước trái cây
  • Một lần bú cho trẻ bú hết một bên bầu vú, lần sau sẽ bú bên kia

Hạn chế tối đa trường hợp này vì sự bất lợi của nuôi con bằng sữa nhân tạo: dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, dễ bị suy dinh dưỡng, béo phì, dị ứng sữa bò, ngăn cách tình cảm mẹ con, mẹ dễ có thai trở lại…

Giai đoạn nhũ nhi: là giai đoạn từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi

Sự phát triển:

  • Cân nặng: Trung bình, 6 tháng trẻ nặng gấp đôi (khoảng 5-6 kg) lúc sinh và đến tháng thứ 12 trẻ sẽ nặng gấp 3 (trung bình từ 8-12 kg)
  • Chiều cao: mỗi tháng tăng 2 cm. Đến tháng 12 trẻ cao gấp rưỡi lúc sinh (trung bình trẻ cao từ 74cm – 78 cm)
  • Vòng đầu tăng khoảng 44 cm. Tổ chức não trưởng thành, bằng khoảng 75% so với người lớn (900gr)
  • Lớp mỡ dưới da phát triển nên trông trẻ bụ bẫm

Hệ tiêu hóa: Hoàn thiện dần và khi 4 tháng bắt đầu có khả năng tiêu hóa được tinh bột và các thực phẩm khác ngoài sữa.

Sau 6 tháng, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Cách nuôi dưỡng:

  • Từ 2 tháng đến 4 tháng: chỉ cho bé bú mẹ hoặc bú bình (giống như giai đoạn sơ sinh)
  • Khi trẻ được 4 tháng tuổi, với trẻ bé mẹ thì: nếu trẻ tăng dưới 500gr trong một tháng thì phải cho trẻ tập ăn dặm (bột), nếu trẻ tăng trên 500gr trong một tháng thì vẫn tiếp tục cho bú mẹ đến 6 tháng. Tiếp tục bú mẹ theo nhu cầu của trẻ, bú càng nhiều càng tốt
  • Khi bé được 4-6 tháng: Tập ăn dặm bằng bột loãng: Tập ăn từ ít (1-2 muỗng bột) đến nhiều (1/3 -1/2 chén – 1 chén/ngày), từ lỏng đến đặc (từ bột 5% đến bột 10%), từ ít chất (bột gạo + một loại thực phẩm khác như trứng hoặc sữa…) đến nhiều chất (bột + đạm, thịt, trứng, sữa, tàu hũ… + dầu + lá rau xanh…)
  • Ngay từ tuổi này trẻ cũng đã ăn được xác (cái) thức ăn, nếu chỉ cho trẻ ăn nước thì sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng (sắt và Protein). Không nên nêm muối, đường, bột ngọt vào bột của trẻ. Nếu trẻ nuôi bằng sữa bình thì ngày bú 6 cữ + 2 cữ bột
  • Đến khi 6 tháng, tất cả trẻ phải được ăn dặm bằng bột đủ 4 nhóm thức ăn (bột + đạm + dầu + rau). Ngày ăn 3-4 bữa bột (hoặc cháo). Bú mẹ kéo dài tới 2 tuổi.

Giai đoạn răng sữa: là giai đoạn từ lúc 1 tuổi tới khi bé được 6 tuổi (giai đoạn nhà trẻ và mẫu giáo)

Sự phát triển: tốc độ lớn chậm hơn giai đoạn trước

  • Cân nặng: Mỗi tháng tăng từ 100gr – 150gr, 4 tuổi nặng gấp 3 lần lúc sinh, đến 6 tuổi cân nặng trung bình từ 14kg -24kg. Tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp nhất so với các lứa tuổi nên nhìn trẻ có vẻ gầy ốm
  • Chiều cao: Mỗi tháng tăng từ 1cm – 1,5cm, 4 tuổi cao gấp đôi lúc sinh, đến 6 tuổi trẻ cao từ 105cm -115cm
  • Vòng đầu bằng người lớn (55cm), tổ chức não trưởng thành bằng 100% người lớn

Hệ tiêu hóa: Đã hoàn thiện, trẻ đã mọc đủ 8 răng hàm

  • Tò mò, hoạt động nhiều, ham học hỏi, thích tự làm việc
  • Có những hoạt động giao tiếp, ham chơi hơn ăn

Cách nuôi:

  • Dưới 2 tuổi: Tiếp tục bú mẹ cho đến khi 2 tuổi và ăn 5 bữa bột hoặc cháo
  • Lớn hơn 2 tuổi: ăn 3 bữa cùng gia đình khi ưu tiên các thức ăn giàu chất dinh dưỡng, như 1 chén cơm với thịt, cá… rau xanh với 2-3 bữa phụ (sữa, bánh, cháo, bột)
  • Mỗi đứa 1 chén bột cháo (dưới 2 tuổi) hoặc cơm (trên 2 tuổi) phải đủ chất dinh dươnxg
  • Các bữa ăn cách nhau mỗi 3 giờ, các thức ăn phải được nấu nhừ nhuyễn để dễ tiêu hóa có chén riêng, mẹ nên khuyến khích trẻ ăn, chỉ nên cho ăn cơm khi trẻ đủ 8 răng hàm (thường là 24 tháng tuổi). Trước khi ngủ nên cho trẻ ăn một bữa phụ.
  • Hạn chế kẹo, bánh ngọt trước giờ ăn
  • Trẻ tự xúc ăn với sự hỗ trợ của cha, mẹ
  • Tiếp tục cho trẻ uống sữa khoảng 300ml sữa/ngày

Giai đoạn thiếu niên: là giai đoạn từ 7 tuổi đến 10 tuổi, lứa tuổi học đường

Sự phát triển: là giai đoạn học đường trẻ tiếp thu nhanh, nhiều kiến thức, và hoạt động nhiều. Cơ bắp bắt đầu phát triển nhưng vẫn còn thon gầy. Dây chằng còn lỏng lẻo dễ bị gù vẹo nếu ngồi không đúng tư thế. Răng vĩnh viễn thay dần răng sữa.

  • Cân nặng: đến 10 tuổi bé nặng từ 13,8kg – 18,7 kg
  • Chiều cao: đến 10 tuổi cao khoảng 104cm – 110cm

Dinh dưỡng: Trẻ hay bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều, hay ăn quà vặt (bánh kẹo, nước ngọt)

  • Ngày ăn 3 bữa chính, mỗi bữa 2 chén cơm. Chú ý tới các loại thực phẩm, giàu đạm động vật (trứng, sữa, thịt, cá…) và giàu sinh tố (trái cây, rau xanh)
  • Mỗi ngày vẫn cần khoảng 300ml sữa
  • Ăn thêm trái cây sau mỗi bữa ăn

Kết luận

Mỗi lứa tuổi có đặc điểm sinh lý và bệnh lý riêng, nếu áp dụng chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng đúng, trẻ sẽ có sức khỏe tốt. Để xác định trẻ đã đủ chất dinh dưỡng hay chưa cách tốt nhất là theo dõi cân nặng và khám sức khỏe của trẻ mỗi tháng để can thiệp kịp thời, tránh để hậu quả lâu dài.

Trích Tài liệu nghiên cứu từ Ban nghiên cứu Kean Hailes – trường đạo học tổng hợp Melbourne)

Mọi hỗ trợ cần thiết liên quan tới Bảo Hiểm, vui lòng liên hệ Hotline 0966 725 369 để được tư vấn kỹ hơn. Trân trọng!

Nghiêm Ngọc Hương

Founder & CEO Tín đồ Bảo Hiểm

XEM THÊM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang