“Tôi sợ tham gia Bảo Hiểm Nhân Thọ vì đại lý tư vấn cho tôi rồi cũng sẽ nghỉ việc”. Đó là tâm lý chung của những khách hàng chưa hiểu rõ người phải chịu trách nhiệm trong hợp đồng Bảo Hiểm Nhân Thọ.
Hợp đồng Bảo Hiểm là gì?
Theo Khoản 1, Điều 2, Luật Kinh doanh Bảo Hiểm, sửa đổi bổ sung năm 2010: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.
Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
+ Hợp đồng bảo hiểm con người
+ Hợp đồng bảo hiểm tài sản
+ Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Từ định nghĩa trên, có thể thấy ngay hợp đồng bảo hiểm thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của người mua bảo hiểm và công ty bảo hiểm.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
Theo Điều 17, Luật Kinh doanh Bảo Hiểm 2010, Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:
a) Thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
b) Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong một số trường hợp được quy định;
d) Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy đình của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải có nghĩa vụ:
a) Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;
b) Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
c) Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
d) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường;
đ) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thưởng về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Một số trường hợp hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu
Thứ nhất, có thể kể tới đó là trường hợp khi bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Thứ hai, tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại.
Thứ ba, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Thứ tư, bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Và cuối cùng là trong một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Vậy ai là người chịu trách nhiệm với hợp đồng bảo hiểm?
Như đã trình bày ở trên, hợp đồng bảo hiểm là sự ràng buộc pháp lý giữa bên mua bảo hiểm và công ty bảo hiểm. Cụ thể, với hợp đồng Bảo Hiểm Nhân Thọ, người tham gia hợp đồng bảo hiểm đó sẽ được bồi thường thiệt hại bởi chính công ty bảo hiểm nhân thọ mà họ lựa chọn.
Khi nghe tới điều này, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc vậy nếu tôi mua Bảo Hiểm Nhân Thọ thông qua đại lý (Agent) hay qua kênh ngân hàng (bancassurance) thì sao?
Thực tế, đại lý hay ngân hàng ở đây chỉ đóng vai trò như những chiếc cầu nối để giúp khách hàng hiểu hơn về các sản phẩm của công ty, về những điều khoản hay quyền lợi cụ thể mà khách hàng nhận được khi tham gia bảo hiểm.
Còn khi được cầm bộ hợp đồng trên tay, lúc đó bạn sẽ thấy hợp đồng Bảo Hiểm Nhân Thọ hoàn toàn được chịu trách nhiệm bởi công ty Bảo Hiểm mà bạn đã chọn mua.
Thế nên có cần “chọn mặt gửi vàng” khi tham gia Bảo Hiểm Nhân Thọ?
Hãy thử tưởng tượng đơn giản như thế này, khi một chiếc cầu được bắc qua sông và nhiệm vụ của bạn là phải đi từ bờ bên này sang bờ bên kia. Lúc đó, bạn sẽ chọn lựa đi trên chiếc cầu bê tông chắc chắn hay một chiếc cầu khỉ có thể gãy bất cứ lúc nào?
Vậy thì chọn lựa đại lý hay chọn kênh ngân hàng để tham gia Bảo Hiểm Nhân Thọ cũng như vậy. Hãy luôn nhớ rằng, Bảo Hiểm Nhân Thọ là một kế hoạch tài chính trọn đời với bạn và gia đình, bởi vậy, nếu may mắn chọn lựa được đúng những người đại lý giàu tâm huyết với nghề thì chắc chắn bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với hợp đồng bảo hiểm của mình.
Tuy nhiên, cuộc sống vốn dĩ không thể đoán trước được ngày mai, nên thay vì chờ đợi một người đại lý luôn theo sát hợp đồng của mình, chính bạn hãy là người hiểu rõ nội dung các điều khoản, quy định trong hợp đồng cũng như những quyền lợi mình có thể được nhận để tránh bị mất tiền oan nhé!
Chúc bạn và gia đình sẽ luôn mạnh khỏe và bình an trong cuộc sống!
Nếu bạn tâm đắc với bài viết này, đừng quên để lại Comment chia sẻ quan điểm của bạn cho chúng tôi nhé! Trân trọng!
Mọi băn khoăn về Bảo Hiểm Nhân Thọ cần được hỗ trợ và giải đáp, Anh Chị vui lòng liên hệ Hotline 0966 725 369 để được tư vấn trực tiếp.
Nghiêm Ngọc Hương
CEO Tín đồ Bảo Hiểm
(Fanpage: https://www.facebook.com/tindobaohiem/)
XEM THÊM
Cảm ơn Hương và bài viết. Những thông tin này thực sự rất cần cho nhiều đại lý và khách hàng.
Mong sẽ được đọc nhiều thông tin hay hơn nữa tại blog này ^^
Cảm ơn bình luận của bạn! Hy vọng Blog này sẽ luôn đem tới cho bạn những kiến thức hữu ích và luôn nhận được sự quan tâm của bạn trong thời gian tới!