Ngôn ngữ cơ thể là cách giúp cho bạn đọc vị đối phương một cách dễ dàng. Vậy trong kinh doanh, cách nào để đọc vị ngôn ngữ cử chỉ giúp đem lại thành công cho công việc?
Theo một số khảo sát và thống kê thì ngôn ngữ cơ thể chiếm một phần rất quan trọng trong cuộc sống. Trong đó:
- Ngôn từ: 7%-10% tổng tác động
- Tiếng nói: 20% – 30% tổng tác động
- Ngôn ngữ cử chỉ: 60% – 80% tổng tác động
Điều này cho thấy vẻ ngoài, cử chỉ, nụ cười, cách ăn mặc và cách bạn chuyển động tác động rất lớn lên thái độ của người nghe. Cách bạn nói quan trọng gấp 3 lẩn cách bạn dùng từ.
Dưới đây là 3 quy tắc đọc ngôn ngữ cử chỉ mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng ngay!
- Quy tắc 1: ĐỌC NGUYÊN NHÓM CỬ CHỈ
Tương tự các ngôn ngữ khác, ngôn ngữ cử chỉ bao gồm từ ngữ, câu, cụm từ và chấm câu. Mỗi cử chỉ là một từ đơn và có thể mang nhiều tầng nghĩa.
Chỉ khi đặt từ vào cả câu cùng với các từ khác thì bạn mới có thể hiểu nghĩa một cách hoàn toàn. Những cử chỉ riêng lẻ tập hợp thành từng “nhóm cử chỉ”.
Đừng bao giờ diễn giải một cử chỉ duy nhất. Ví dụ: Gãi đầu có thể mang rất nhiều nghĩa như gàu, chí, mồ hôi, bất định, đãng trí, dối trá… phụ thuộc vào các cử chỉ diễn ra cùng lúc với nó. Để đọc hiểu đúng, bạn nên xem xét nhóm cử chỉ với ít nhất 3 thành tố.
- Quy tắc 2: XEM XÉT BỐI CẢNH
Nhóm cử chỉ nên được xem xét theo bối cảnh thực tế. Ví dụ, nếu một người đang ngồi tại trạm xe buýt, khoanh tay, chân bắt chéo, cằm cúi xuống và ngày hôm đó trời rất lạnh thì có thể anh ta đang lạnh, không phải anh ta đang ở tư thế phòng vệ.
Tuy nhiên, nếu có một người nào đó có cùng dáng điệu kể trên khi ngồi đối diện với bạn trong khi bạn đang cố gắng thuyết phục anh ta mua hàng.
Trong tình huống này bạn có thể diễn giải rằng anh ta đang có suy nghĩ tiêu cực hoặc phòng thủ.
- Quy tắc 3: LƯU Ý NHỮNG KHÁC BIỆT VĂN HOÁ
Ngôn ngữ cử chỉ mang ý nghĩa như thế nào ở quốc gia này có thể đồng thời mang một ý nghĩa hoàn toàn trái ngược ở quốc gia khác.
Ví dụ, động tác khoanh tròn ngón trỏ và ngón cái ở hình dưới đây mang ý nghĩa “Ok” hoặc “tốt” ở các nước phương Tây và trở nên phổ biến ở khắp các quốc gia phổ biến các chương trình truyền hình của phương Tây.
Mặc dù ý nghĩa của động tác này được lan truyền rộng rãi như thế nhưng nó có nguồn gốc và ý nghĩa khác ở một số nơi.
Động tá này có nghĩa là “không” hoặc “chẳng gì cả” ở Pháp, là “tiền” ở Nhật Bản và thậm chí là sự xúc phạm đến phẩm giá ở vài nước Địa Trung Hải.
Đa phần cử chỉ cơ bản đều mang nghĩa tương tự nhau ở nhiều nơi. Khi vui, người ta sẽ cười, khi buồn hay giận thì nhíu mày hay cau có. Gật đầu thường là “có” hoặc mang ý đồng thuận ở hầu hết các nơi.
Ngôn ngữ cử chỉ tương tự như trò chơi xếp hình, hầu hết chúng ta đều có rất nhiều mảnh ghép nhỏ nhưng chưa từng xếp đặt chúng cạnh nhau để hình thành bức tranh.
Hãy luôn nhớ quy tắc số một của ngôn ngữ cử chỉ không bao giờ diễn giải cử chỉ đơn lẻ, luôn nhìn tổng thể cả nhóm cử chỉ cũng như xem xét bối cảnh của tất cả tín hiệu và sự khác biệt văn hoá.
Có khả năng đọc ngôn ngữ cử chỉ là có khả năng nhìn thấy những điều hiển nhiên trong cuộc sống hàng ngày.
Thân!
Nghiêm Ngọc Hương
Founder & CEO Tín đồ Bảo Hiểm
XEM THÊM