Tôi chưa từng gặp một người vừa có óc cầu toàn thái quá vừa có một cuộc sống nội tâm thực sự bình yên.
Khao khát về sự hoàn hảo và sự bình an trong tâm hồn luôn mẫu thuẫn với nhau. Bất cứ khi nào chúng ta khăng khăng cho rằng việc này việc khác nhất định phải diễn ra theo một cách nào đó tốt hơn (theo suy nghĩ của ta) thì y như rằng chúng ta đang tham gia một trận chiến mà mnhf nắm chắc phần thua.
Thay vì bằng lòng với những gì tốt nhất chúng ta hiện có, chúng ta lại nghĩ rằng chúng vẫn còn chút “sai sót” gì đó cần phải “sửa chữa” để hoàn hảo nhất.
Rồi sau khi “săm soi” mọi khía cạnh mà không thấy gì, chúng ta lại cảm thấy thất vọng và không hài lòng về chính chúng ta.
Cho dù đó là công việc mang tính cá nhân – một căn phòng bừa bộn, một vết trầy xước trên xe, một kết quả công việc không như mong muốn, tình trạng sức khoẻ không ổn định – hay liên quan đến “sự thiếu hoàn hảo” của người khác – diện mạo, cách cư xử, cách sống của họ… – thì việc chăm chăm vào những thiếu sót đó sẽ làm cho chúng ta không thể trở thành người khoáng đạt.
Thực ra, việc luôn có cách tốt hơn để giải quyết một vấn đề không có nghĩa bạn không thể tận hưởng và biết ơn những gì bạn có theo đúng bản chất của nó.
Giải pháp ở đây là bạn cần kiềm chế bản thân trước thói quen rằng mọi việc lẽ ra phải tốt hơn theo một cách khác. Một khi bạn không phán xét, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Và khi bạn không còn tìm kiếm sự hoàn hảo đến mức chi li trong mọi vấn đề, bạn sẽ nhận ra rằng cuộc sống đã là một sự tổng hoà của vạn vật và các mối quan hệ bổ khuyết cho nhau, và nó đã hoàn hảo theo cách riêng của nó.
Thân!
Nghiêm Ngọc Hương
Founder & CEO Tín đồ Bảo Hiểm
XEM THÊM