5 sai lầm về quản lý tài chính cá nhân khiến bạn không giàu lên được

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả là điều mà ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ kiến thức và khả năng để thực hiện tốt điều này. Vậy hãy cùng tìm hiểu ngay 5 sai lầm quản lý tài chính cá nhân mà người trẻ hay mắc phải dưới đây!

cach quan ly chi tieu hieu qua
Nên tiết kiệm trước rồi mới chi tiêu.

Sai lầm thứ nhất: Chỉ quản lý chi tiêu

Nhiều người vẫn duy trì thói quen chỉ quản lý các khoản chi của mình thay vì việc phải nghĩ tới tiết kiệm bao nhiêu. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với cách quản lý tài chính hiệu quả.

Theo đó, trước khi tính toán tới các khoản chi tiêu cho gia đình, chúng ta nên dành ra từ 10-15% thu nhập để tiết kiệm trước và tuyệt đối không nên sử dụng khoản tiền này cho các mục đích chi tiêu không cần thiết.

Sai lầm thứ hai: Có tiền mới cần quản lý tiền

Rõ ràng sẽ chẳng có một vị lãnh đạo cấp cao nào có thể làm tốt công việc của mình mà không phải trải qua những cấp bậc quản lý nhỏ ở phía dưới.

Cũng như việc quản lý tiền bạc. Nếu cố gắng chờ tới lúc có thật nhiều tiền mới nghĩ cách để quản lý tiền bạc hiệu quả thì chắc chắn khi ấy bạn khó có thể kiểm soát tốt được dòng tiền của mình.

Bởi vậy, ngay từ khi có những khoản tiền nhỏ, hãy học cách quản lý dòng tiền tốt để đảm bảo dù sau này tài sản của bạn có tăng lên gấp 5 hay 10 lần, thì vẫn có thể quản lý tốt được.

Sai lầm thứ ba: Chưa vội tiết kiệm, chưa vội đầu tư

“Người giàu luôn là người biết cách kiếm tiền trước người khác”, bạn thấy nhận định này đúng chứ?

Do vậy, đừng bao giờ do dự hay nghĩ rằng còn quá sớm để tiết kiệm hoặc đầu tư, bởi nếu cùng với mức ngân sách cho phép mà thời gian tiết kiệm ngắn hơn thì chắc chắn khoản tiết kiệm của bạn phải lớn hơn nhiều so với việc tiết kiệm ngay từ sớm.

Thông thường, thời gian tiết kiệm trung bình mà nhiều người chọn lựa sẽ từ khoảng 15-20 năm, khoảng thời gian không quá ngắn cũng không quá dài để chuẩn bị cho những kế hoạch dài hạn như cho con đi du học, kế hoạch hưu trí an nhàn…

cach tiet kiem tien hieu qua
Bảo hiểm nhân thọ giúp bạn tiết kiệm có kỷ luật

Sai lầm thứ tư: Chỉ tấn công, không phòng thủ

Việc luôn gia tăng nguồn thu nhập là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt khi bạn muốn tận hưởng chất lượng cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ lao tâm khổ tứ kiếm tiền thôi là chưa đủ.

Khi bạn có nguồn thu nhập cố định mà không có các khoản dự phòng hay khoản tiết kiệm sử dụng trong những tình huống khẩn cấp, thì rất có thể là bạn sẽ rơi vào những cạm bẫy của việc thất thoát chi tiêu.

Do đó, hãy chuẩn bị và dự phòng cho mình một khoản tài chính vững chắc bằng việc đều đặn dành ra từ 10-15% thu nhập ổn định mỗi tháng để tham gia bảo hiểm nhân thọ hay đầu tư vào quỹ dự phòng tài chính an toàn khác.

Sai lầm cuối cùng: Không yêu TIỀN và LÀM TIỀN

Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả thì bạn cũng đặc biệt cần phải quan tâm tới việc tạo ra nhiều thu nhập, cũng như thực sự hứng thú với việc quản lý tài chính.

Việc không nỗ lực tìm cách gia tăng thu nhập sẽ không thể nào giúp bạn có được mức sống đáng mơ ước. Bởi vậy, hãy luôn đưa ra mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho tương lai, lấy đó làm kim chỉ nam để không ngừng gia tăng khối lượng tài sản của mình, đồng thời liên tục học cách quản lý tài sản hiệu quả hơn!

Thân!

Nghiêm Ngọc Hương

Founder & CEO Tín đồ Bảo Hiểm

XEM THÊM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang