Trong cuộc sống, đặc biệt là trong kinh doanh, việc tạo được ấn tượng tốt là vô cùng quan trọng. Nhưng đâu là bí quyết giúp bạn tạo được ấn tượng tốt? Cùng tìm hiểu 6 phương pháp hiệu quả giúp tạo ấn tượng tốt dưới đây!
Chắc hẳn bà ngoại đã dạy bạn rằng: “Cháu chẳng có thêm cơ hội để thay đổi ấn tượng ban đầu”. Ngoại chẳng cần máy móc phức tạp cũng có thể biết rằng người khác hình thành 90% suy nghĩ của họ về bạn trong khoảng 4 phút hai bên gặp mặt lần đầu.
Người ta sẽ liệt kê danh sách đánh giá bạn với ít nhất 25 mục như: tuổi, thu nhập, học thức, địa vị, mức độ thân thiện và đáng tin cậy… Thậm chí người đó còn có thể quyết định sẽ cho bạn mượn bao nhiêu tiền mà không cần bất cứ điều khoản đảm bảo nào chỉ dựa vào 4 phút ban đầu này.
May mắn thay, có tới tận 4 thứ để bạn có thể kiểm soát, nhằm tạo ấn tượng tốt trong lần gặp đầu tiên. Đó là cái bắt tay, nụ cười, cách ăn mặc và không gian cá nhân.
- Phương pháp 1: Lực của bàn tay
Một trong những ngôn ngữ cơ thể quyền lực nhất nhưng lại ít được chú ý đến nhất là cách sử dụng bàn tay.
Khi được sử dụng đúng cách, lực của bàn tay có thể nâng địa vị và quyền lực của bạn lên một cách thầm lặng và kín đáo.
Có 3 động tác chính của bàn tay là: tay ngửa, tay sấp và tay chỉ trỏ. Sự khác nhau về quyền lực gắn với mỗi kiểu được thể hiện thông qua ví dụ sau: Bạn yêu cầu người nào đó di chuyển sang một vị trí khác trong phòng; giả dụ bạn dùng cùng một tông giọng, một kiểu ngôn ngữ với cùng một biểu cảm khuôn mặt, khác biệt duy nhất trong trường hợp là kiểu đưa tay.
+ Tay ngửa: Động tác không có tính đe doạ, người được yêu cầu rời đi sẽ không cảm thấy bị đe doạ. Đây là động tác được sử dụng từ thời đồ đá nhằm chứng minh người đưa tay không cầm bất cứ vũ khí nào.
+ Tay úp: Khi bạn tay úp, bạn ngay lập tức truyền đi thông điệp về sự thống trị. Người bị yêu cầu sẽ có cảm giác như bị ra lệnh và nảy sinh tâm lý đối kháng. Đặc biệt trong trưởng hợp người này cho rằng bạn không có quyền hung hăng tới vậy.
Khi thuyết trình, nếu liên tục sử dụng tay sấp, nhiều khả năng bạn sẽ vấp phải từ chối từ khán giả.
+ Tay chỉ trỏ: Khi ngón trỏ được đưa ra trở thành cây gậy mang tính tượng trưng, thường được dùng để đàn áp người nghe vào thế quy phục. Đây là một trong những động tác gây khó chịu nhất, đặc biệt trong trường hợp diễn giả sử dụng động tác này để bắt nhịp cho ngôn từ của họ.
Nếu bạn nhận ra bạn có thói quen chỉ tay thì bạn nên rèn luyện thói quen tay ngửa hoặc tay sấp để thay đổi thói quen này. Rồi bạn sẽ thấy sự kết hợp của hai động tác này có khả năng giúp cho không khí trở nên dễ chịu và thư giãn hơn, thông qua đó có tác động tích cực lên khán giả.
- Phương pháp 2: Bắt tay
Bắt tay là động tác có nguồn gốc từ thời đồ đá. Bất cứ khi nào gặp nhau, người thời đó cũng đưa tay ra với lòng bàn tay hướng lên trên nhằm truyền đạt thông điệp mình không cầm hay che giấu bất cứ vũ khí nào.
Động tác Ngửa lòng bàn tay này được điều chỉnh qua thời gian và xuất hiện nhiều biến thể như Giơ một bàn tay lên hay Bàn tay đặt lên ngực…
Phiên bản hiện đại của cách chào hỏi cổ đại này là động tác hai tay lồng vào nhau và đưa lên xuống (bắt tay). Động tác này được sử dụng ở hầu hết các quốc gia không thuộc châu Á vào lần đầu gặp gỡ, chào hỏi và khi tạm biệt. Số lần đưa tay lên xuống dao động từ 3 đến 7 lần.
Để tạ được mối quan hệ thông qua bắt tay, có 2 quy tắc mà bạn cần lưu ý như sau:
+ Thử nhất, giữ bàn tay thẳng, không thống lĩnh hoặc quy phục mà ở thế ngang hàng.. Làm như vậy sẽ giúp mọi người cảm thấy thoải mái và không bị đe doạ.
+ Thứ hai, sử dụng bàn tay với lực tương đương mức lực bạn nhận được từ người kia. Nói cách khác, nếu được giới thiệu với một nhóm 10 người, bạn sẽ phải thay đổi lực của bàn tay cũng như điều chỉnh góc độ của bàn tay vài lần.
Không có kẻ thắng người thua với kiểu bắt tay này, và cũng không cảm thấy ai bị đe doạ. Như vậy, mọi người sẽ cởi mở và ít đánh giá lẫn nhau hơn.
- Phương pháp 3: Luyện dùng tay trái
Chiến lược. này nghe có vẻ quá rõ ràng nhưng rất ít người quan tâm đến. Bạn nên tập cầm nắm tài liệu, giấy tờ, valy, túi xách và thức uống bằng tay trái. Chúng ta chào hỏi nhau bằng cách dùng tay phải để bắt tay.
Bên cạnh đó, mọi người thường có thói quen dùng tay phải để mở cửa. dịch chuyển ghế hoặc vẫy tay chào.
Giả dụ bạn được giới thiệu với một người trong khi bạn đang cầm ly nước lạnh bên tay phải, bạn buộc phải chuyển ly nước sang tay trái. Kể cả khi bạn chuyển tay một cách suôn sẻ, không đổ nước, đối phương vẫn phải chạm vào tay lạnh và ướt của bạn. Đây sẽ là ấn tượng của người này với bạn: lạnh, ẩm và ướt.
Nếu bạn đang cầm tài liệu bằng tay phải và cần đổi tay để mở cửa, dịch ghế hay bắt tay thì nhiều khả năng bạn sẽ làm rơi tài liệu. Dáng vẻ của bạn khi đó trông sẽ vụng về và ngốc nghếch.
- Phương pháp 4: Sức mạnh của nụ cười
Con người là động vật duy nhất không cắn người đối diện khi thu môi về phía sau và để lộ răng. Cười có nguồn gốc từ động tác nhượng bộ, và cũng được sử dụng bởi khỉ hay tinh tinh nhằm thể hiện thái độ ôn hoà.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi bạn càng cười nhiều thì mọi người càng có xu hướng muốn gần bạn, duy trì tiếp xúc bằng mắt với bạn lâu hơn, khả năng người khác muốn chạm vào bạn cũng nhiều hơn và khoảng thời gian họ muốn ở bên cạnh bạn cũng dài hơn.
Nói cách khác, mỉm cười là hành vi vô cùng thích hợp trong cả lĩnh vực kinh doanh và đời sống riêng tư vì nó khiến mọi người thấy rằng bạn không phải là mối đe doạ đối với họ.
- Phương pháp 5: Tôn trọng không gian riêng
Ai cũng có một khoảng không gian cá nhân. Bán kính của khoảng không gian này phụ thuộc vào mật độ dân số và nền văn hoá.
Ví dụ: người được nuôi dạy ở các gia đình trung lưu thuộc các thành phố nói tiếng Anh có không gian cá nhân khoảng 46 cm. Đó là lý do những người này thường đứng cách nhau khoảng 1m.
Nếu bạn đứng gần một người và nhận thấy người đó thường lùi lại mỗi lần bạn tiến tới, hãy giữ khoảng cách và kiềm chế ý muốn di chuyển về phía người đó.
Có khả năng người kia đang muốn truyền tải một thông điệp qua ngôn ngữ cử chỉ rằng: “Hãy giữ khoảng cách này vì đây là không gian cần thiết để tôi cảm thấy thoải mái”.
- Phương pháp 6: Trang phục cho phong cách chuyên nghiệp
Trang phục che phủ 90% cơ thể và có ảnh hưởng lớn đến sự nhìn nhận của người khác về bạn với nhiều khía cạnh khác nhau như độ tin cậy, uy tín, chuyên môn, thẩm quyền, địa vị xã hội…
Bí quyết lựa chọn trang phục phù hợp nằm trong câu trả lời của câu hỏi này: Khách hàng tiềm năng nghĩ rằng bạn sẽ ăn mặc như thế nào? Để trông có vẻ đáng tin, dễ mến, quyền lực và giàu kiến thức, thành công và dễ gần, bạn sẽ ăn mặc như thế nào theo quan niệm của khách hàng?
Bạn sẽ mặc bộ vest nào, áo sơmi, áo phông, cà vạt, váy, giày, đồng hồ, trang điểm hay kiểu tóc nào theo ý kiến của khách hàng chứ không phải cá nhân bạn?
Hãy nhớ rằng ý kiến của khách hàng mới quan trọng nên bạn cần lựa chọn trang phục vừa mắt với khách hàng. Cách ăn mặc giữa các vùng thường khác biệt và chịu ảnh hưởng bởi thời tiết. Do đó, bạn cần lưu ý tới tiêu chuẩn diện mạo người thành công ở mỗi vùng.
Trên đây là 6 phương pháp hiệu quả giúp tạo ấn tượng trong những lần gặp gỡ đầu tiên. Bởi vậy, hãy ghi nhớ các nguyên tắc này và áp dụng tốt để ai gặp bạn lần đầu cũng thật ấn tượng nhé!
Thân!
Nghiêm Ngọc Hương
Founder & CEO Tín đồ Bảo Hiểm
XEM THÊM