Gợi ý các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân cho người mới bắt đầu

Lập kế hoạch tài chính cá nhân cho phép bạn ưu tiên thời gian của mình, vạch ra tương lai của bạn và đo lường tiến trình bạn đã thực hiện. 

Kế hoạch tài chính cá nhân là gì: Kế hoạch tài chính cá nhân là kế hoạch sử dụng ngân sách, thiết lập các khoản tiết kiệm, đầu tư, quản lý và thu hồi nợ.

Thực hiện theo các bước dưới đây sẽ giúp bạn thiết lập kế hoạch tài chính đầu tiên của mình.

1. Đánh giá tình hình tài chính cá nhân hiện tại:  Hãy liệt kê toàn bộ tài sản và các khoản nợ của bạn. Giá trị ròng được tính bằng tổng tài sản trừ đi tổng khoản nợ. Đây chính là giá trị thực và là điểm khởi đầu cho bản kế hoạch tài chính cá nhân của bạn.

thiet lap ke hoach tai chinh ca nhan hieu qua
Nên tính toán kĩ các khoản chi tiêu trước khi lập kế hoạch cụ thể

2. Theo dõi chi tiêu: Theo dõi dòng tiền hoặc số tiền bạn chi tiêu so với số tiền kiếm được. Nếu dòng tiền âm có nghĩa là bạn đang tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được. Ngược lại, nếu dòng tiền dương có nghĩa là bạn đang chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Bạn sẽ có một khoản dư và có thể thêm số tiền này vào bất kỳ mục tiêu tài chính nào mình muốn.

3. Phương pháp 6 chiếc hũ: thu nhập hàng tháng nên được chia vào 6 chiếc hũ với những chức năng riêng như sau:

  • 55% cho chi tiêu thiết yếu: ăn uống, nhà ở, đi lại,… 
  • 10% cho giáo dục đào tạo: học tập, mua sách,…
  • 10% cho tiết kiệm: tiết kiệm dài hạn, quỹ khẩn cấp,…
  • 10% cho hưởng thụ: mua sắm, giải trí, du lịch,…
  • 10% cho tự do tài chính: đầu tư, quỹ hưu trí,…
  • 5%  cho từ thiện

4. Quy tắc 50/30/20: Bạn cũng có thể cân nhắc việc chia ngân sách chi tiêu theo quy tắc 50/30/20 như sau:

  • 50% cho chi tiêu thiết yếu như tiền thuê nhà, ăn uống, điện nước,…
  • 30% cho chi tiêu cá nhân như xem phim, du lịch,…
  • 20% cho các mục tiêu tài chính như tiết kiệm, trả nợ,…

5. Lập kế hoạch tài chính cá nhân theo quy tắc SMART

cach dat muc tieu hieu qua
Mục tiêu nên cụ thể và rõ ràng
  • Specific – Cụ thể: Đừng nói rằng: “Tôi muốn nghỉ hưu sớm”. Hãy nói rằng: “Tôi muốn nghỉ hưu ở tuổi 50 với quỹ hưu trí 700 triệu đồng.”
  • Measurable – Đo lường: Nên thường xuyên theo dõi các hoạt động thu chi hàng ngày bằng cách lập bảng tính hoặc sử dụng các ứng dụng chi tiêu.
  • Attainable – Tính khả thi: Kế hoạch nên phù hợp với điều kiện và khả năng tài chính của bản thân.
  • Realistic – Thực tế: Hãy chắc chắn rằng bạn đang lên kế hoạch cho một cái gì đó mà bạn thực sự quan tâm. 
  • Time based – Thời gian đạt được: Cần xác định mốc thời gian cụ thể cho mục tiêu của mình. Điều này sẽ giúp bạn đi đúng hướng và thực hiện

(Trích Blog Finhay/Kiến thức tài chính/Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân cho người mới bắt đầu)

Thân!

Nghiêm Ngọc Hương

Founder & CEO Tín đồ Bảo Hiểm

XEM THÊM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang