Tuyển dụng đại lý bảo hiểm nhân thọ là quá trình đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Vậy có những lưu ý nào trong việc xử lý từ chối trong tuyển dụng đại lý bảo hiểm?
1. THU NHẬP KHÔNG ỔN ĐỊNH
*** Tôi cần tìm công việc có mức lương ổn định. Công việc này khá mạo hiểm về thu nhập!
* Gợi ý #1: Đây là băn khoăn của nhiều người trước khi quyết định đến với nghề này. Còn bây giờ khi đã thành công rồi thì không ai muốn quay về với công việc cũ cả. Anh biết tại sao không? (…)
Đơn giản là ai cũng nhận ra một năm làm BHNT có mức thu nhập tương đương 5 năm làm công việc trước đây, nếu người đại lý làm đúng với những gì đã được hướng dẫn và hỗ trợ.
*Gợi ý #2: Điều anh thực sự cần là mức lương ổn định hay mức sống ổn định?… Tôi hiểu những băn khoăn này của anh. Chỉ cần anh vượt qua cảm giác ban đầu, thì điều mà tưởng chừng như mất đi – chỉ là mức thu nhập hiện nay, còn cái được chính là điều mơ ước của nhiều người.
Anh đã nghe thu nhập 9 con số/năm của các thành viên MDRT từ Manulife chưa? Họ cũng đã có những nỗi lo như anh, và họ đã vượt qua, đã làm được như cách ông bà ta thường nói… “có gan làm giàu”.
***Thu nhập của tôi không tốt, nên không có hứng thú làm bảo hiểm.
* Gợi ý #1: Trước khi biết mức thu nhập của nghề đại lý, có rất nhiều người đã tự tin về mức lương hiện tại của họ. Anh cũng vậy, đúng không?
Anh có bao giờ nghĩ cách để thu nhập của mình sẽ tăng gấp lên nhiều lần so với hiện nay không? Anh có biết mình cần làm gì và mất bao lâu để đạt được không?
Đó là công việc thường xuyên của tôi; tôi đã giúp vạch kế hoạch tăng thu nhập cho gần 50 người đại lý suốt 3 năm qua. Họ đã luôn thích thú chờ gặp tôi với những kế hoạch này.
Khi nào anh có hứng thú chúng ta sẽ thảo luận tiếp nhé! (…)
*Gợi ý #2: Tôi rất thích tiếp chuyện với những người thành đạt trong xã hội và thành công tài chính như anh. Đó là điều kiện để tiếp tục thành công hơn khi đến với nghề này.
Anh có biết, hơn ½ số thành viên MDRT của Manulife Việt Nam đều có xuất thân từ các công việc quản lý tại các công ty lớn. Và ngày nay, không ai còn muốn nhớ đến mức lương cũ của mình nữa.
*** Tôi cần có thu nhập trước mắt để lo cho gia đình, nên không thể làm bảo hiểm được.
*Gợi ý #1: Thực sự, tôi không hề muốn anh mất đi nguồn thu nhập hiện tại. Vậy, thu nhập bây giờ của anh là bao nhiêu?
Trường hợp anh không có thu nhập hiện tại: Vậy, anh sợ mất cái gì? Điều anh “đánh mất” chỉ là tình trạng không có thu nhập. Ngay từ tháng đầu, anh sẽ kiếm ít nhất 3-5 triệu đồng, nếu làm theo hướng dẫn. Từ tháng thứ hai trở đi, dĩ nhiên, thu nhập của anh sẽ tăng dần. Anh có cần phải lo lắng cho điều đó nữa không?
Trường hợp thu nhập của anh từ 5-10 triệu/tháng: Đây chính là lý do tôi muốn chia sẻ và gợi ý cho anh một vài hướng dẫn để làm sao vẫn giữ được thu nhập cũ và làm tăng thêm nguồn thu nhập mới. Anh còn lo lắng điều gì không?
*Gợi ý #2: Tôi cần làm rõ với anh một ý này: Tôi luôn muốn anh cảm thấy yên tâm với quyết định làm thêm công việc BH. Đây là cơ hội nâng cao khả năng tạo thu nhập, mà anh không cần phải rời khỏi công việc cũ. Chỉ khi nào, anh thực sự yên tâm với thu nhập từ công việc mới và thấy cần tập trung nhiều hơn vào công việc nào, thì lúc đấy anh tự quyết định.
2. ĐỊNH KIẾN XÃ HỘI
*** Công việc này không được người xung quanh tôn trọng
* Gợi ý #1: Ý anh là công việc này không đáng tôn trọng à?
Anh có thể kể thêm một số công việc không đáng tôn trọng khác nữa không? (ghi ra…). Ngoài ra, anh cũng biết khá nhiều những công việc đáng kính trọng chứ? (ghi ra). Cảm ơn anh đã chia sẻ!
Vậy, anh có đồng ý là tất cả những người làm công việc đáng kính có xứng đáng được kính trọng không?… Vậy anh còn tiếp tục nghĩ rằng việc bán bảo hiểm là không đáng tôn trọng?
* Gợi ý #2: Nghề nào cũng có người tốt và người chưa tốt, anh ạ! Nghề đại lý là một công việc mang lại sự an tâm cho những gia đình đang cần được bảo hiểm. Năm qua, công ty Manulife đã chi trả quyền lợi BH cho hàng trăm gia đình, đảm bảo cho nhiều kế hoạch học tập của con trẻ được tiếp tục thực hiện. Công việc như vậy có đáng tôn trọng không?
*** Gia đình tôi không ủng hộ công việc này. Vợ/chồng tôi ngăn cản.
* Gợi ý #1: Tôi chỉ muốn nói với anh rằng chính anh sẽ là người quyết định chuyện này. Một khi anh thấy công việc có ý nghĩa, ít nhất là cải thiện thu nhập hiện tại, thì anh cần đưa ra quyết định cho chính mình. Vì chỉ có anh là người chịu trách nhiệm về tương lai, sự phát triển của bản thân và gia đình anh thôi.
* Gợi ý #2: Nếu vợ anh (hoặc chồng chị) ngăn cản quá thì đành chịu…! Xin được chia sẻ, không thiếu những trường hợp như vậy, nhưng họ vẫn mạnh dạn tự quyết định đi làm, đến khi có kết quả thì ông xã, bà xã tự nguyện làm “tài xế” luôn, thậm chí còn xin đi làm chung. Tất nhiên, tôi muốn khuyên anh/chị đừng giấu người nhà của mình bất cứ chuyện gì. Vợ chồng mà, “Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”.
*** Bạn bè tôi đều thành đạt, tôi đi làm nghề này… khó nhìn bạn bè lắm!
* Gợi ý #1: Tôi sẽ lo ngại hơn nếu bạn bè anh toàn người thất bại! Nhưng trường hợp này, thì tôi lại rất vui bởi bạn của anh toàn những người thành đạt. Vì anh sẽ có nhiều cơ may sắp tới khi tham gia nghề đại lý, và cũng chính vì vậy mà anh cần phải tham gia sớm hơn nữa! Nếu anh thường thiếu tự tin trong mỗi lần họp mặt bạn cũ, thì đây là động lực để anh mau chóng “rút ngắn khoảng cách” với bạn bè.
* Gợi ý #2: Thế à? Tôi nghĩ đó là điều tốt cho anh! Biết bao người muốn thế cũng không được vì xung quanh toàn bạn bè “thiếu điều kiện”. Do đó, có muốn giúp nhau cũng thấy khó. Tôi tin rằng những người bạn tốt của anh chỉ mong có cơ hội để giúp anh, nhưng không tiện hỗ trợ trực tiếp. Chắc anh còn nhớ ông bà mình nói “Giàu nhờ bạn” chứ?
*** Tôi đi làm nghề này có thể ảnh hưởng xấu tới danh tiếng gia đình tôi. Tôi ngại!
* Gợi ý #1: Anh có định làm điều gì xấu trong ngành này không? Chắc chắn là không!
Nếu anh không có ý định đó, thì chúng ta có thể trao đổi tiếp… Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 500.000 đại lý BH. Nếu điều anh lo ngại là đúng, thì sẽ có 500.000 gia đình VN chịu tiếng xấu do có người thân liên lụy hoặc dính dáng tới BHNT. Phải không?
* Gợi ý #2: Có những nghề nghiệp rất danh giá trong xã hội mình, nhưng những người hành nghề đó lại thỉnh thoảng bôi đen ngành nghề họ đại diện. Anh nghĩ sao? Còn với Manulife Việt Nam, chuẩn mực nghề nghiệp ngày càng được nâng cao vì tính tuân thủ và chuyên nghiệp của một tập đoàn tài chính đã có lịch sử hoạt động hơn 130 năm.
*** Công việc này giống như chỉ thích hợp với người thất nghiệp.
* Gợi ý #1: Tôi rất thích câu hỏi này, và xin được hỏi anh: “Vậy có công việc nào không thích hợp cho người thất nghiệp?”. Thật ra, công việc này không quá khắt khe với ai cả. Từ một người thất nghiệp cho tới một người có địa vị vững vàng. Tất cả đều có cơ hội để thành công, miễn là toàn tâm toàn ý với nó.
* Gợi ý #2: Hình như thất nghiệp là điều gì đó xấu chăng? Ai trong đời chẳng có vài lần thất nghiệp! Tôi luôn để tâm sàng lọc từ nguồn đó, sẽ có những người phù hợp cho công việc này. Như đã nói, công việc này không từ chối ai cả. Nó sẽ mang lại thành công cho những ai làm việc nghiêm túc và tập trung.
(còn tiếp)
Hy vọng, qua một số chia sẻ trên đây, bạn đã có thêm kinh nghiệm để sàng lọc và tuyển chọn được những ứng viên thực sự phù hợp với nghề đại lý bảo hiểm! Chúc các bạn thành công!
Nếu bạn đang quan tâm tới nghề đại lý bảo hiểm hoặc cần thêm những thông tin hữu ích về nghề nghiệp này thì hãy liên hệ ngay tại đây!
Thân!
Nghiêm Ngọc Hương
Founder & CEO Tín đồ Bảo Hiểm
XEM THÊM