Hiểu đúng nghề tư vấn Bảo hiểm nhân thọ để làm giàu cho bản thân thay vì cho người khác

Nghề Bảo hiểm nhân thọ đang ngày càng trở thành từ khóa tìm kiếm HOT nhất hiện nay bởi giá trị to lớn mà nó đem lại cho người tham gia bảo hiểm cũng như các tư vấn viên. Vậy bạn đã thực sự hiểu đúng nghề tư vấn Bảo hiểm nhân thọ để làm giàu cho chính bản thân mình thay vì cho người khác chưa?

7.430.000 là con số nói về kết quả tìm kiếm của từ khóa “nghề Bảo hiểm nhân thọ” trên Google. Rõ ràng, không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng cũng như mức độ quan tâm của thị trường hiện nay về nghề tư vấn Bảo hiểm nhân thọ (BHNT).

Tuy nhiên, bên cạnh những thông tin chính thống, xác thực về nghề nghiệp này, vẫn còn không ít những luồng ý kiến trái chiều rằng: “Bảo hiểm là nghề lừa đào. Làm Bảo hiểm là làm đa cấp chứ bổ béo gì? Hay làm Bảo hiểm bạc lắm, đâu có được lâu dài đâu…”

Trên Thế giới, Bảo hiểm nhân thọ đã hình thành và phát triển hàng trăm năm nay, và tới giờ thì đây vẫn là công cụ tài chính hữu hiệu nhất về khả năng tích lũy 1 số tiền nhỏ nhưng lại nhận được ngay một số tiền lớn đôi khi là những mức lãi suất lên tới hơn 1000%. Liệu BHNT có phải là nghề hấp dẫn hàng triệu con tim trên toàn cầu và nó có thực sự là một nghề nghiệp đáng để đầu tư lâu dài không?

1. Làm Bảo hiểm nhân thọ là cơ hội giúp bạn trở thành chủ doanh nghiệp

Trong xã hội nào cũng đều tồn tại hai tầng lớp đó là những người làm chủ và những người làm thuê. Theo Robert Kiyosaki, tác giả cuốn sách ” Cha giàu – Cha nghèo”, những người làm công ăn lương bị rơi vào vòng luẩn quẩn: Đi làm, nhận lương, trả nợ cho những chi phí và những tài sản mà ông gọi là tiêu sản – những tài sản không sinh lợi cho chủ sở hữu. Vì thế, những người làm công ăn lương khó có thể trở thành những người giàu có trong xã hội.

Với nghề Bảo hiểm, bạn sẽ có cơ hội sở hữu một doanh nghiệp cho riêng mình.

Tuy nhận định là khó, nhưng thực tế có không ít người làm công ăn lương vẫn có được một cuộc sống “rủng rỉnh” tiền bạc. Đó là khi họ được đãi ngộ bằng một chế độ lương tốt, bên cạnh đó là những khoản thưởng như: khi hoàn thành tốt công việc, thưởng trên giá trị tăng thêm của cổ phiếu hay khi được chia cổ phiếu của công ty…

Nếu họ biết cách quản lý tài chính cá nhân tốt thì hoàn toàn có thể để ra được một khoản tích lũy hàng năm, tuy con số này so với các chủ doanh nghiệp là không đáng kể, nhưng xét về mức độ rủi ro thì những người làm công ăn lương sẽ chịu ít áp lực hơn.

Thực tế chứng minh rằng, việc trở thành doanh nhân thành công của doanh nghiệp đo chính mình làm chủ là niềm mơ ước của nhiều người. Hàng năm,, có hàng trăm doanh nghiệp mới được thành lập.

Mặc dù điều đó đồng nghĩa với việc phải chấp nhận mức rủi ro cao hơn nhưng điều gì vẫn đủ sức hút khuyến khích một người từ bỏ mức lương ổn định để làm chủ doanh nghiệp? Đó là sự tự hào khi gây dựng một thứ gì đó cho riêng mình, tự chủ nguồn thu nhập, tạo ra được công ăn việc làm cho nhiều người khác hay việc xây dựng được thương hiệu cá nhân và kiến tạo được tài sản cho các thế hệ con cháu?

Thế nhưng, trong thực tế, có không ít các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại ở ngoài kia đã phải đau đầu với những bài toán liên quan tới chi phí, phương pháp quản lý hay các chiến lược kinh doanh không rõ ràng, năng lực cạnh tranh thấp, nhân sự không phù hợp….

Trước những thách thức ấy, liệu bạn có còn giữ ý định muốn thành lập doanh nghiệp cho riêng mình?

Hãy cùng xem qua một đoạn đối thoại dưới đây để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp đặc biệt mà bạn chắc chắn có thể sở hữu:

  • Quản lý: Anh Bình nghĩ sao nếu được sở hữu một doanh nghiệp triệu đô nhưng vốn và các chi phí vận hành tiền tỉ anh không phải đầu tư?
  • Anh Bình: Không phải chứ, ít ra anh phải có mặt bằng, nhân viên, sản phẩm để kinh doanh chứ?
  • Quản lý: Anh nói đúng, nhưng tôi cam kết anh không phải lo những khoản đó, nhà đầu tư sẽ đáp ứng cho anh.
  • Anh Bình: Tính pháp lý và các loại thuế phí thì sao?
  • Quản lý: Pháp lý anh không phải liệu, thuế phí đối tác chịu, tài chính người khác chi, khấu hao anh không trả nhưng lợi nhuận chảy vào túi anh.

Lời đề nghị này thoạt nhiên nghe có vẻ điên rồ nhưng đây thực sự là một lời đề nghị nghiêm túc 100%. Hình thức kinh doanh này đã phát triển trên thế giới hơn 400 năm qua, thu hút hàng triệu khối óc làm việc – đó là nghề Tư vấn Bảo hiểm nhân thọ.

2. Làm Bảo hiểm nhân thọ cho bạn tự do chủ động thời gian

Trong vũ trụ, thời gian có lẽ có sức mạnh hơn cả, nó là kho báu quý giá trong đời mỗi người. Thời gian giúp tạo nên sự sống nhưng cũng chính nó sẽ kết thúc sự sống, thời gian giúp con người ta trưởng thành những cũng khiến thế thái nhân tình đảo điên.

Với công việc tư vấn Bảo hiểm, bạn hoàn toàn có thể làm chủ thời gian của mình.

Mỗi ngày đều có 24 giờ, do đó, thời gian là món quà to lớn ai cũng được trao tặng công bằng như nhau. Chẳng vì thế mà trong các định nghĩa về một nghề nghiệp hấp dẫn, làm chủ thời gian luôn là một yếu tố nhận được sự quan tâm hàng đầu của các ứng viên. Vậy, làm chủ thời gian trong ngành dịch vụ tài chính được hiểu như thế nào?

Với công việc này, tư vấn viên được chủ động sử dụng thời gian một cách hợp lý, linh hoạt để thiết lập và vận hành kế hoạch kinh doanh do chính họ lập nên nhưng không trừng lặp với các hoạt động chung đã quy định như: hội họp, huấn luyện đào tạo, những sự kiện mang tính chiến lược của công ty…

Hầu hết các chuyên viên tư vấn thành công đều là những người sử dụng thời gian một cách kỷ luật. Họ tự cam kết với bản thân làm việc trong một khung giờ nhất định, tô trọng và tuân thủ các quy định của công ty nhằm hướng đến phụng sự khách hàng tốt nhất.

3. Tự chủ không gian làm việc với nghề Bảo hiểm nhân thọ

Bên cạnh việc chủ động thời gian thì một trong những lợi thế nổi bật của nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ là tính linh hoạt lựa chọn và sử dụng không gian làm việc. Tư vấn viên có thể làm việc trong văn phòng, ngoài văn phòng hay thậm chí tại nhà với các khung thời gian khác nhau, từ đó, chủ động lên kế hoạch làm việc của mình theo mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Do đó, khi bước chân vào công việc này, bạn hoàn toàn có thể tự chủ không gian gặp gỡ khách hàng.

Tuy nhiên, sẽ có không ít người hiểu lầm rằng, công việc này là bán hàng, do đó, phải tới gặp khách hàng nhiều thì mới ra kết quả được, chứ chẳng cần tới văn phòng làm gì. Quan điểm đó phần đầu quả không sai, nhưng bạn biết đó, trước khi có thể thực hành tốt việc gì thì chúng ta cũng phải cần kiến thức, cần phải có sự trao đổi tương tác giữa đại lý và quản lý thường xuyên. Do đó, việc thu xếp thời gian lên văn phòng tham dự các buổi đào tạo kỹ năng hay họp 1-1 với quản lý là hoàn toàn cần thiết.

4. Tự mình quyết định mức thu nhập không giới hạn khi làm Bảo hiểm nhân thọ

Bill Gates từng nói: “Khi bạn có tiền trong tay, chỉ có bạn quên bạn là ai, nhưng khi bạn không có tiền trong tay, cả thế giới sẽ quên bạn”. Chuyên gia huấn luyện bán hàng xuất sắc của nước Mỹ – Tom Hopkins có lời khuyên tuyệt vời về ngành này như sau: “Nghề tư vấn tài chính là nghề hái ra tiền nếu bạn chăm chỉ, nhưng cũng là nghề có mức thu nhập thấp nhất nếu bạn lười”. Nhiều người bảo, nghề tư vấn bảo hiểm thu nhập không ổ định nên không dám trao cơ hội cho chính mình. Thực tế, hàng chục ngàn người đang có cuộc sống sung túc từ nghề này.

Ít ai đi làm lại không muốn thu nhập cao, nhưng không phải ai cũng có thu nhập tốt như kỳ vọng. Khi đạt ngưỡng tư vấn viên quốc tế, đôi khi 4 giờ làm việc của họ hơn 12 giờ cật lực lao động cua rmoojt tư vấn viên bình thường.

Trong nghề này, chính tư vấn viên chứ không ai khác là người quyết định mức thu nhập: 10 triệu, 20 triệu, 30 triệu, 50 triệu hay 100 triệu mỗi tháng (hoặc hơn) là hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của tư vấn viên đó.

Tin hoặc nghi ngờ, bạn có quyền như thế! Tuy nhiên, một người có thể lầm, một nhóm người có thể sai, một xã hội chưa chắc đúng nhưng nhiều thế hệ trên toàn thế giới thì chẳng thể sai.

5. Không lo lạc hậu, lỗi mốt khi làm Bảo hiểm nhân thọ

Bạn đã từng chứng kiến những gã khổng lồ phải ngậm ngùi “bán mình” cho kẻ khác? Một Nokia đầu tự hào, kiêu hãnh trong thế giới điện thoại cầm tay sau 100 năm lịch sử phải bán lại cho Microsoft. Một Lehman Brothers – Ngân hàng Mỹ với hơn 150 năm kiêu hãnh, trở thành nạn nhân của sự “kẹt vốn” tại thời kỳ khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Trên thế giới, nghề Bảo hiểm đã phát triển hàng trăm năm nay.

Tại Việt Nam, bạn đã thấy nhiều nghề thuộc dạng “hot”, một thời ăn nên làm ra nhưng thương trường đã mãi không còn thấy tên họ. 10 năm trước, đi đâu cũng dễ thấy các dịch vụ bưu điện công cộng, cứ vài kilomet là có một cửa hàng bưu điện, bưu phẩm. Ngày nay, tìm đỏ mắt vẫn không ra cửa hàng bưu phẩm theo kiểu 10 năm trước. Khi điện thoại di động xuất hiện là những gã già như điện thoại bàn, điện thoại côn cộng đã bị khai tử.

Nghề tưởng chừng như mãi mãi không lỗi thời tại Việt Nam là taxi, xe ôm cũng đang đứng trước nguy cơ và thách thức rất lớn. Khi Grab xuất hiện thì có hàng chục ngàn tài xế truyền thống phải bỏ nghề vì không cạnh tranh nổi. Những tờ báo giấy quen thuộc đang dần được thay thế bởi các trâng thông tin nhanh, xác thực của báo mạng hiện nay…

Nhưng dù hiện tại hay tương lai, có sản phẩm, dịch vụ nào thay thế được mục đích cũng như giá trị đặc biệt mà bảo hiểm nhân thọ mang lại? Tôi nghĩ là không thể, nó sẽ chẳng thể lỗi thời. Bởi vì…

Nhu cầu học vấn, đảm bảo tương lai cho con khi nào sẽ lỗi thời? Nhu cầu tiết kiệm, đầu tư, sinh lợi an toàn, gia tăng tài sản có khi nào không có? Thời nào bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo, tai nạn sẽ không còn? Khi nào người bệnh sẽ không nằm viện, phẫu thuật? Lúc nào người già không cần khoản hưu trí an nhàn?

Thì khi ấy Bảo hiểm nhân thọ mới trở nên “lỗi thời”!

6. Thỏa sức có được cơ hội du lịch trong và ngoài nước khi làm Bảo hiểm nhân thọ

Với công việc của một tư vấn viên Tài chính – Bảo hiểm, bên cạnh việc nhận được mức thu nhập cao, bạn còn có được chế độ tưởng thưởng xứng đáng với những thành tích đã đạt được. Đó có thể là những chuyến du lịch tới các địa danh nổi tiếng trong nước hay nước ngoài. Những chuyến du lịch này sẽ là cơ hội để bạn có thể mở mang tầm nhìn, khám phá thế giới cũng như có những trải nghiệm sâu sắc hơn với những người đồng nghiệp.

7. Nghề Bảo hiểm nhân thọ mang tính nhân văn sâu sắc

Sẽ không có nghề nào là không nhân văn khi được nhà nước cho phép hoạt động. Mọi sự so sánh sẽ thật khập khiễng bởi mỗi nghề sẽ mang lại một giá trị riêng. Tuy nhiên, nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ mang yếu tố nhân văn rất đặc biệt. Vì sao?

Là một chuyên viên tư vấn tài chính với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, tư vấn viên sẽ trở thành bác sĩ tài chính cho các gia đình. Là người trực tiếp kiến tại tài khoản trị giá hàng trăm triệu, hàng tỉ, hàng chục tỉ, trăm tỉ cho các cá nhân, doanh nghiệp. Công việc của tư vấn viên có thể sánh như làm từ thiện. Thật khó để tìm một ai đó làm từ thiện hàng giờ, hàng ngày, cả nhục năm, thậm chí chuyên nghiệp cả đời.

Giá trị mà tư vấn viên đem tới cho khách hàng, cho xã hội hơn hẳn những gì học được lãnh nhận. Không chỉ dừng lại ở việc tư vấn bảo hiểm, họ còn là những tư vấn viên tài chính giúp khách hàng biết cách quản lý nguồn tiền, chi tiêu hợp lý, đầu tư hiệu quả, bảo vệ an toàn những gì họ gây dựng nên.

Thực tế, đã có rất nhiều người chọn nghề bảo hiểm bởi tính nhân văn, những giá trị sâu sắc mà bảo hiểm nhân thọ mang lại cho mỗi gia đình, mỗi cá nhân hay tổ chức. Để tiến đến việc quản lý tiền bạc thông minh, có sự đóng góp không hề nhỏ của đại lý. Thông qua sự hiểu biết kiến thức tài chính, tư vấn viên sẽ giúp khách hàng đưa ra những quyết định thông thái để bảo vệ gia đình, tài sản và đầu tư cho tương lai. Đây không phải là hành động quá lớn lao, nhưng nếu thiếu chúng, chưa chắc những điều nhỏ bé đã tồn tại.

Hy vọng, với những chia sẻ trên đây, bạn đã có thêm thông tin hữu ích về nghề tư vấn Bảo hiểm nhân thọ, từ đó đưa ra được những quyết định đúng đắn cho mình.

* Nguồn: “Đừng bán bảo hiểm – Hãy trao giải pháp”, Pilot Nguyễn, Nxb Tổng hợp TP HCM, quý I năm 2019.

Trân trọng!

Nghiêm Ngọc Hương

Founder & CEO Tín đồ Bảo Hiểm

XEM THÊM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang