Gửi tiền vào bảo hiểm nhân thọ sẽ mất giá, vậy có nên tham gia bảo hiểm nhân thọ?

Tiền mất giá hay lạm phát của đồng tiền là mối lo của rất nhiều người bởi tỷ lệ lạm phát trung bình tại Việt Nam thường cao hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới. Không ít người cũng lo lắng việc gửi tiền vào kênh bảo hiểm nhân thọ sẽ dẫn tới việc mất giá của đồng tiền. Vậy có nên tham gia bảo hiểm nhân thọ?

Lạm phát hay mất giá của đồng tiền là gì?

Lạm phát là việc gia tăng giá cả của các hàng hóa, dịch vụ của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian. Hiểu một cách đơn giản, lạm phát là giảm sức mua của đồng tiền.

tham gia bao hiem nhan tho co mat gia
Lạm phát là việc đồng tiền trong quá khứ giảm đi sức mua so với hiện tại và tương lai.

Có một số điều kiện cụ thể dẫn tới việc lạm phát của đồng tiền như sau:

  • Lạm phát do cầu thay đổi: Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về mặt hàng khác tăng lên. Nếu thị trường có nguồn cung độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (như giá điện tại Việt Nam chỉ có thể tăng chứ không giảm), thì mặt hàng có lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó, mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá, dẫn tới mức giá chung tăng lên và gây ra lạm phát.
  • Lạm phát do cầu kéo: Nhu cầu thị trường về một hàng hóa tâng lên sẽ dẫn tới giá cả hàng hóa đó tăng theo. Dựa vào đó, các hàng hóa khác cũng tăng theo về giá cả.
  • Lạm phát do cơ cấu: Khi các ngành kinh doanh có hiệu quả, dẫn tới tiền công “danh nghĩa” cho người lao động cũng dần tăng theo. Với một số ngành kinh doanh không hiệu quả cũng phải theo xu thế đó để tăng tiền công, giữ chân nhân viên. Khi ấy, giá cả sản phẩm cũng tăng theo để bù đắp khoản tiền công lao động.
  • Lạm phát do chi phí đẩy: Tiền lương, giá nguyên liệu đầu vào, máy móc… là những chi phí đẩy của doanh nghiệp. Khi giá của một hoặc một vài chi phí này tăng lên thì tổng chi phí cũng tăng theo. Do vậy, nhằm bảo toàn lợi nhuận thì giá cả sản phẩm cũng phải tăng lên để bù đắp. Khi ấy, mức giá chung của toàn nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.
  • Lạm phát tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do Ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để hạn chế sự mất giá của đồng tiền trong nước so với ngoại tệ hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước khiến lượng tiền lưu thông gia tăng và dẫn tới lạm phát.
  • Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng hơn tổng cung, khi đó sản phẩm thu gom cho xuất khẩu gia tăng dẫn tới lượng cung trong nước giảm, dẫn tới tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân đối sẽ dẫn tới lạm phát.
  • Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng do thuế nhập khẩu hoặc do giá cả trên thế giới tăng, thì giá bản sản phẩm đó trong nước cũng tăng theo. Mức giá chung theo giá nhập khẩu tăng lên sẽ dẫn tới lạm phát.

Để tiền vào đâu mới không bị mất giá?

Như đã tìm hiểu ở phần trên, chúng ta đã biết được những nguyên nhân dẫn tới việc mất giá của đồng tiền. Tuy nhiên, tự cá nhân mỗi chúng ta không thể khống chế được việc mất giá của đồng tiền mà chỉ có thể đầu tư vào các kênh sinh lời cao nhằm khống chế tỉ lệ lạm phát của đồng tiền mỗi năm.

Có rất nhiều kênh đầu tư sinh lời hiện nay như: mua vàng hay ngoại tệ. gửi tiền ngân hàng, đầu tư bất động sản, chơi chứng khoản, tham gia bảo hiểm nhân thọ…. Đây là những hình thức đầu tư sinh lời mà rất nhiều nhà đầu tư hiện nay quan tâm.

Mỗi hình thức đầu tư lại có ưu nhược điểm khác nhau mà tùy vào nhu cầu, các nhà đầu tư có thể chọn lựa kênh đầu tư phù hợp.

Vậy gửi tiền vào bảo hiểm nhân thọ sẽ mất giá, điều đó là đúng hay sai?

tham gia bao hiem nhan tho co mat gia khong
Bảo hiểm nhân thọ là công cụ tài chính duy nhất giúp bạn có ngay một khoản tiền lớn.

Rõ ràng, lạm phát là điều đáng lo ngại của nhiều người dân hiện nay. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng việc gửi tiền vào bảo hiểm nhân thọ sẽ dẫn tới việc mất giá của đồng tiền sau nhiều năm tham gia, thay vào đó lựa chọn các kênh đầu tư như mua vàng hay ngoại tệ sẽ tránh được việc làm phát của đồng tiền.

Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi ngân hàng ngày càng thấp còn vàng cũng sẽ có những lúc tăng giảm thất thường. Theo thông báo mới nhất hồi cuối tháng 03/2020, lãi tiền gửi ngân hàng 1 tháng hiện ở mức 4,3%/năm và tiền gửi 3 tháng giảm từ 4,8% xuống 4,75%/năm. (Nguồn: Vietnamnet)

Việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng hay dành ra để mua vàng, ngoại tệ sẽ chỉ cho bạn lãi suất theo công bố của ngân hàng hay mức độ tăng giảm của thị trường.

Nếu chẳng may có những rủi ro như ốm đau, bệnh tật xảy đến thì chúng ta sẽ phải rút hết cả gốc và lời lãi của khoản tiết kiệm cũng như bán vàng đi. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ bị mất đi hết toàn bộ những khoản tiết kiệm, tích lũy đã có.

Nhiều người vẫn nghĩ rằng việc tham gia bảo hiểm nhân thọ là số tiền lớn của mình sẽ chỉ còn giá trị nhỏ sau một thời gian dài. Tuy nhiên, bảo hiểm nhân thọ là công cụ tài chính duy nhất hiện nay có thể giúp một số tiền nhỏ trở thành một số tiền lớn ngay lập tức.

Chỉ bằng việc tham gia BHNT với một khoản phí nhỏ, ngay lập tức bạn sẽ được bảo vệ thu nhập bằng một số tiền lớn gấp hàng chục và thâm chí là hàng trăm lần.

Giả sử có 2 phương án: một là gửi luôn vào ngân hàng khoản 300 triệu để dự phòng tài chính nếu không may ốm đau, hai là tham gia bảo hiểm với mức phí 30 triệu/năm để được bảo vệ thu nhập ngay một khoản 300 triệu đồng. Bạn nghĩ phương án 1 hay 2 sẽ hạn chế được sự mất giá của đồng tiền tốt hơn?

Một chậu nước lớn sẽ bay hơi nhiều hơn một bát nước nhỏ. Tiền cũng như vậy, số lớn sẽ bị mất giá nhiều hơn số tiền nhỏ. Ví dụ, nếu tỷ lệ lạm phát là 5% thì 5 nhân với 300 triệu sẽ bằng 15 triệu, còn 5 nhân với 30 triệu sẽ chỉ là một triệu rưỡi. Do đó, chính bảo hiểm nhân thọ đã giúp chúng ta khống chế được sự mất giá của đồng tiền.

Hy vọng, qua những chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về các kênh đầu tư cũng như lý do cho việc gửi tiền vào bảo hiểm nhân thọ có thực sự mất giá hay không?

Nếu bạn thấy bài chia sẻ này hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ ý kiến của bạn ở phần bình luận phía dưới nhé!

Trân trọng!

Nghiêm Ngọc Hương

Founder & CEO Tín đồ Bảo Hiểm

XEM THÊM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang